KINH NGHIỆM TRỒNG RAU SẠCH VÀ CÂY ĂN QUẢ TRÊN SÂN THỰƠNG

Mình tận dụng sân thượng làm thành vườn cây, trồng các loại cải mầm, rau thơm các loại, cải ngọt và dưa leo, khổ qua, ổi, cóc thái, táo ngọt, khế ngọt, lựu, mận, bưởi, quýt đường, chanh, ớt, rau thơm các loại... Sân thượng chỉ khoảng gần 20m vuông nhưng do bố trí hợp lí sử dụng kệ sắt khay nhựa giàn leo nên trồng đc rất nhiều loại cây. 

Thường sáng sớm trc khi đi làm 2 vc sẽ lên tưới cây, chiều tối về tưới thêm lần nữa, bây giờ mình sử dụng giàn tưới tự động, cứ 2h tưới 15p nên ko còn phải tứơi mỗi ngày mà khi đi chơi mấy ngày cũng tiện.
Thứ bảy chủ nhật sẽ dành nhiều thời gian hơn cho việc chiết cây, bón phân, cải tạo phơi phóng đất cũ, tỉa nhánh và những kĩ thuật làm cho cây sai trái

TRỘN ĐẤT TRƯỚC KHI TRỒNG_ BÓN PHÂN 
Đất sạch Tribat bao khoảng 30kg trộn với xơ dừa và phân bò, phân trùng quế, trộn (theo tỉ lệ 2 đất :1 xơ :1 phân bò đã xử lí: 1/2 phân trùn quế) thật đều rồi trồng, thường với nhg cây ngắn vụ như cải, xà lách và các loại dây leo mỗi khi thu hoạch xong mình sẽ trải mỏng ra phơi nắng khoảng 2,3 ngày cho chết sâu bệnh, sau đó mua tiếp đất và xơ dừa và phân bò, trùng quế trộn vào trồng tiếp. Trong quá trình trồng, có thể bón bằng bã cà phê, trộn với đất hay rang lên lần nữa rồi rải quanh gốc sẽ tốt cho cây và phòng trừ sâu bệnh đặc biệt kiến rất hiệu quả
Có thể dùng than đập dập rải xung quanh gốc bón cũng rất Ok nha
Có nhiều bạn ủ phân từ rác thải nhà bếp nhưng do một phần mình ko có thời gian và do cũng sợ ko vệ sinh (vì ủ trong thùng) nên mình ko ủ.


CÁCH CHĂM SÓC MỘT SỐ LOẠI CÂY TRỒNG
Mỗi cây có 1 loại chăm sóc tưới tiêu khác nhau, chú ý để chăm sóc hợp lí giúp cây tươi tốt và phát triển
Với cây ăn quả trồng sân thượng thì nên tỉa nhánh ngọn giữ cho cây thấp vừa, phát tán cây theo hình nấm, ko cho cây quá cao, để nơi ánh nắng trực tiếp nhiều (cây cối nói chung rất cần ánh nắng, trc là quang hợp và sau là sẽ ít sâu bệnh rầy trắng tấn công), đối với cây ổi khi đâm nhánh ra hoa, mạnh tay đếm từ bông lên 4 lá 2 bên cắt ngang cho cây tập trung nuôi trái mà ko phát triển lá thân nữa. Táo thì rạch nhẹ thân và sau 2 vụ trái chặt ngang thân chính chỉ chừa khoảng 30cm, 40cm từ gốc lên để cây ra nhánh mới sai trái và to hơn. Cóc lựu thì phát tán lá, tỉa bớt và lưu ý tứơi nhiều nhg phải thoát nc tốt ko sẽ bị vàng lá hay tệ nữa là chết luôn cây. Loại dây leo như họ nhà dưa Lê dưa hấu phải ngắt đọt bẻ bớt nhánh cho dây leo tỉa nhánh, khi leo đc khoảng 40cm hạ dây xuống đất cho bám rễ phụ tiếp tục phát triển. Dưa leo bầu bí mướp khổ qua bắt buộc sáng sớm thụ phấn cho bông cái bằng cách bẻ hết cánh hoa đực chừa nhuỵ úp vào hoa cái...
Khi cây đang ra hoa tuyệt đối ko bón phân và tưới nước nhiều (tưới vừa đủ ngày 1 lần, nắng nóng quá thì có thể tưới thêm lần nữa và chỉ tưới vào lúc sáng sớm hay chiều tối, tuyệt đối ko tưới khi trưa nắng nóng) sẽ dẫn đến hiện tượng rụng bông. Chỉ bón phân và tưới nhiều vào thời điểm trc khi ra bông và khi cây đã đậu quả


CÁCH DIỆT MỘT SỐ LOÀI SÂU BỆNH PHỔ BIẾN
ốc sên: 
-lấy miếng mít (còn vỏ còn xơ) đặt ngay đất, khoảng 3,4h sau ốc sên tự mò lại bu đầy miếng mít, chúng ta chỉ việc bỏ thùng rác
-Có thể dùng vỏ trứng nghiền nát thành từng miếng nhỏ và rắc vào hố trước khi trồng cây. Sau đó, hai tuần một lần, bạn lại rắc thêm một ít vỏ trứng vụn xung quanh gốc cây (Những loại động vật phá hoại thân mềm như sâu, ốc sên,...cực kì ghét bị bám dính vỏ trứng lên người.)
cuốn chiếu: 
-rải 1 lớp trấu tươi khoảng 1 lóng tay, hoặc rắc bột vôi, thuốc diệt kiến xung quanh là sạch ngay
-Hoặc các bạn cứ dùng PERMETHRIN 50 EC xịt trên mặt chậu. Thuốc này rất an toàn, nó là loại thuốc phòng chống muỗi mà bên vệ sinh phòng dịch hay sử dụng cho các vùng nông thôn, như nhúng mùng màn chăn chiếu, và xịt chung quanh nhà.
Lưu ý :Cuốn chiếu cũng góp phần phân hủy rác hữu cơ, không có hại, nếu được thì không nên giết chúng. Chỉ là cách này cần cho các bạn cảm giác sợ với nó thôi nhé!
Sâu: 
-vì trồng sân thượng số lượng cây ko nhiều, có thể tìm và trực tiếp bắt bằng tay, (nếu ko sợ kkk), còn ko thì sử dụng thuốc trừ sâu tự chế pha loãng xịt cũng sẽ hết
Kiến 
- dùng dung dịch gồm tỏi, tiêu cay, xà phòng, dầu thực vật, dầu lửa và nước phun trừ kiến nhưng tốn nhiều thuốc vì chúng quá nhiều.
- Tạo một hỗn hợp đường mịn và baking sô-đa. Sắp đặt nó tại khúc đường mà kiến và sâu bọ có thể hoạt động vào, chúng sẽ chết khi gặp nó.
- Gọt vỏ quả dưa leo trên lối đi của kiến làm cho chúng tránh xa một thời gian do chúng có bản tính tự nhiên không thích dưa leo.
- Khi thấy tổ kiến, có thể rải một hoặc các thứ sau: tiêu đen, bột quế hoặc bột ớt, muối có thể làm cho kiến trở thành mê loạn, điên cuồng mà bỏ đi nơi khác.
Rệp sáp
- Để diệt rệp hiệu quả, chỉ cần bẫy hết kiến trong vườn theo phương pháp sau: Xay 05 - 1 kg mỡ lợn sống (hoặc rán mỡ nước để cho đông lại), trộn đều với 1 gói Regent 1,6 g, dùng bôi lên gốc cây. Kiến ăn mỡ có thuốc sẽ chết. Đây là biện pháp rất hữu hiệu để diệt kiến, trừ rệp đồng thời
Các loại rệp khác nhau thường tác động đến những bộ phận mềm non của cây bằng việc hút nhựa từ thân cây và tiết ra chất mật như sương đọng lại ở đó (làm vật chủ cho mốc đen ký sinh). Các loại rệp mẫn cảm với một số ký sinh và loài ăn mồi (như bọ rùa, ruồi ăn thịt, chuồn cỏ và chim). Các biện pháp kiểm soát có thể bao gồm cả phun nước hoặc nước xà phòng, tỏi và ớt và dầu khoáng ở tỉ lệ 5 ml cho 1 lít nước và phun vào sáng sớm hoặc khi trời có nhiều mây.
-tỉa bỏ những lá, trái bị nhiễm nặng, dùng máy bơm phun nước lên những chỗ có rệp sáp để rửa trôi rệp.


THUỐC TRỪ SÂU TỰ CHẾ
Thông thường, những loại rau, củ, quả có chứa hàm lượng tinh dầu mạnh như ớt, tỏi, hành, gừng, chanh,...sẽ có tác động lên những loài bọ, côn trùng gây hại cho cây cối. Do vậy, chúng thường hay được sử dụng để làm thuốc trừ sâu tại nhà.
1. Tỏi
Tỏi là một loại thuốc trừ sâu vừa hiệu quả, vừa kinh tế cho khu vườn nhà. Nó có tính diệt nấm tự nhiên và tinh chất diệt côn trùng - hiệu quả để kiểm soát sâu bệnh. Rệp, kiến, mối, ruồi trắng, bọ cánh cứng, sâu đục thân, sâu bướm, ốc sên,...là một số các loại sâu bệnh có thể diệt được nhờ tỏi.
Để tự chế thuốc trừ sâu, bạn cần bóc vỏ, giã nát khoảng 2-3 củ tỏi rồi pha vào hai bát nước vừa. Sau khi để ở nơi râm mát trong 1 ngày thì chắt lấy nước cốt. Khi cần tưới rau, pha loãng vào khoảng 4 lít nước, dùng thay thế cho các loại thuốc trừ sâu thông thường.
Để đạt được hiệu quả tối đa trong việc kiểm soát dịch hại, tránh sử dụng bất kỳ loại phân bón hóa học nào. Phân bón làm giảm khả năng của các thành phần quan trọng trong tỏi chống lại sâu bệnh.
Phun thuốc trừ sâu tự chế lên bề mặt lá cây


2. Vỏ trứng
Vỏ trứng có rất nhiều tác dụng, trong đó có cả tác dụng làm phân bón và thuốc trừ sâu. Nghiền nát vỏ trứng thành từng miếng nhỏ và rắc vào hố trước khi trồng cây. Sau đó, hai tuần một lần, bạn lại rắc thêm một ít vỏ trứng vụn xung quanh gốc cây. Những loại động vật phá hoại thân mềm như sâu, ốc sên,...cực kì ghét bị bám dính vỏ trứng lên người.
3. Ớt, tỏi, gừng và rượu
- Chọn mua 1kg ớt tươi, 1 kg tỏi, 1 kg gừng. Nên chọn các loại ớt, tỏi, gừng càng cay càng tốt.
- Giã hoặc xay nhuyễn hỗn hợp tỏi, ớt, gừng
- Ngâm 3kg nguyên liệu với 3 lít rượu trong thùng kín. Trong suốt quá trình ngâm ủ, chỉ được để thùng ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
- Ngâm trong khoảng 15-20 ngày để cho tinh dầu cay của nguyên liệu ngấm đều với rượu rồi mới đem ra sử dụng.
- Ngay khi thấy có sâu bệnh thì nên phun ngay hỗn hợp thuốc trừ sâu từ ớt. tỏi, gừng. Khi dùng, lấy khoảng 200-300ml hỗn hợp hòa vào 5 lít nước rồi phun đều lên bề mặt lá.
Chú ý: Khi phun cần đứng theo chiều gió để tránh thuốc bay ngược vào mắt gây đau rát.
Hy vọng với số ít kinh nghiệm nhỏ nhoi này sẽ giúp ít nhiều cho cbn với ước mơ có khu vườn nhỏ tạo không gian xanh mát và góp phần cung cấp rau xanh sạch cho gia đình mình nhé.
Nguồn: Fb/Lê Thị Ngọc Trân

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thả Thính Crush Thành Công với 12 Bí kíp gây sự Chú ý

LOA KÈN - LOÀI HOA GỌI HÈ

CÁCH LÀM BÁNH BAO ĐÀO TIÊN NHÂN ĐẬU ĐỎ MỀM THƠM